091.222.8333 8:00 - 20:00

Tư vấn cách chọn loa hát karaoke cho người không sành âm thanh

Có một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu mua sắm loa karaoke, đó là làm thế nào để lựa chọn cho mình được đôi loa hát karaoke hay nhất ? Và những yếu tố nào, thông số nào quyết định đến chất lượng của loa karaoke ?

Nếu bạn chưa hiểu các thông số quyết định đến chất lượng của cặp loa karaoke, thì bài viết này chính là dành cho bạn. Hãy tìm hiểu để có thể tự chọn cho mình cặp loa hát karaoke phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

1. Độ nhạy

Độ nhạy là một trong những yếu tố cực kì quan trọng trong việc đánh giá khả năng âm lượng của loa ở mức công suất âm ly nhất định. Độ nhạy của loa càng cao, thì công suất âm ly sẽ đỡ hao. Để phát một thanh áp 100dB, loa có độ nhạy 80dB đòi hỏi mức công suất là 100W. Loa có độ nhạy 95 dB chỉ cần 3W là có thể đưa ra mức âm thanh như nhau.

Đo độ nhạy tiêu chuẩn của thiết bị âm thanh
Đo độ nhạy tiêu chuẩn của thiết bị âm thanh

Độ nhạy cũng là một yếu tố quyết định khả năng phối hợp giữa loa và âm ly. Độ nhạy cứ giảm 3dB thì âm ly phải có mức công suất cao gấp đôi thì mới đưa ra được mức âm tương tự. Chọn loa có độ nhạy trên 90 dB sẽ dễ ghép với các loại âm ly hơn.

2. Công suất của loa

Công suất của loa có 2 dạng là công suất đỉnh (PMPO) và công suất định mức (RMS). Công suất đỉnh là công suất tối đa mà trong một thời gian ngắn chiếc loa của bạn có thể lên được, còn công suất định mức là loa phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.

Các loại loa công suất thường gặp như loa công suất 200W, 300W, 500W, 1000W, 2000W, 5000W… Tùy vào nhu cầu âm thanh và mục đích sử dụng mà người dùng sẽ chọn cho mình những loại loa công suất phù hợp với dàn âm thanh nghe nhạc hay karaoke gia đình. Nếu không gian phòng 25 – 40m2 thì bạn chỉ cần có 2 loa mà công suất mỗi loa tầm 150W thích hợp phối ghép với âm ly là đã có thể đáp ứng đủ. Còn những dòng loa từ 1000W trở lên, được sử dụng cho phòng kinh doanh karaoke, không gian lớn, các buổi biểu diễn, sân khấu ngoài trời… là chủ yếu.

tính công suất loa

3. Độ ồn của môi trường và độ ồn của loa

Để có một hệ thống âm thanh phù hợp với loa cho mỗi không gian phòng hát, bạn sẽ phải ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu, cộng với độ ồn của loa, từ đó sẽ tính toán cần độ nhạy của loa thế nào để có thể nghe rõ.

Mức độ tiếng ồn được đo bằng đơn vị decibel (dB). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu ở một số môi trường:

Khi truyền tải giọng nói hoặc nhạc qua loa, phải truyền tải với mức độ cao hơn mức độ tiếng ồn xung quanh. Để truyền tiếng, cần lớn hơn 5 – 10dB so với mức độ tiếng ồn, nhạc nền 3 – 6dB, nhạc biểu diễn 15 – 20dB lớn hơn mức ồn.

4. Đáp tuyến tần số

Mỗi âm thanh đều có mức tần số riêng và đơn vị đo của tần số là Hz. Tần số âm thanh cho chúng ta biết độ cao, thấp của âm thanh đó. Còn độ lớn của âm thanh (cường độ âm thanh, năng lượng âm thanh) được đo bằng đơn vị decibel (dB).

Đáp tuyến tần số càng rộng, loa càng thể hiện được nhiều dải tần âm thanh, giúp thiết bị nghe được nhiều thể loại nhạc. Tuy nhiên không phải loa nào đáp tuyền tần số cũng rộng. Vì thế, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể yêu cầu chọn loa mạnh ở dải tần cụ thể như mid, treble hay bass. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm loa sub, bổ sung thêm về dải âm siêu trầm để thể hiện được trọn vẹn dải tần của âm thanh, mang lại trải nghiệm tốt nhất.

5. Kích thước củ loa

Hiện tại có 4 loại củ loa phổ biến là Tweeter (tái tạo âm thanh dải cao), Woofer (tái tạo âm thanh dải thấp), midrange (tái tạo âm thanh dải trung) và sub-woofer (tái tạo dải âm thanh siêu thấp). Nếu bạn muốn mua loa về dùng để tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn dàn âm thanh bao gồm Tweeter và Woofer. Chỉ cần hai loại trên là đã có thể đáp đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản của bạn.

Còn trong trường hợp bạn cần bộ loa của mình đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm nhằm tăng uy lực và độ tinh tế cao cho từng âm thanh thì bạn nên lựa chọn loa sub-woofer.

Bên cạnh đó, kích thước của từng củ loa cũng khác nhau khá nhiều nên bạn cần chú ý trong lựa chọn loa sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu. Loa Tweeter thường rất bé bởi chúng dao động với tốc độ rất lớn để thể hiện dải tần số cao. Còn Woofer thể hiện âm thanh mạnh mẽ nên kích thước của chúng cũng lớn.

6. Kích thước và trọng lượng loa

Mỗi loại loa được thiết kế với kích thước và trọng lượng tuỳ theo mục đích sử dụng. Việc đặt một cặp loa lớn trong căn phòng nhỏ sẽ rất tốn diện tích, mất cân đối. Ngược lại không gian lớn mà loa của bạn quá nhỏ thì không những vừa kệch cỡm lại còn vừa khiến nó không thể hiện được hết khả năng của mình.

Trong khi đó, trọng lượng của loa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Loa càng nặng thì độ ổn định càng cao, giúp âm thanh phát ra được chuẩn xác hơn. Tuy nhiên tuỳ theo yêu cầu sử dụng, một số dòng loa sẽ được thiết kế với trọng lượng nhẹ. Chẳng hạn như loa cột luôn ưu tiên trọng lượng cao trong khi loa vệ tinh hoặc loa bookshelf thường nhẹ hơn rất nhiều để tiện việc thiết lập (đặt lên kệ hoặc treo tường).

7. Chất liệu thùng loa

Thùng loa được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau như gỗ, kim loại, polime, composite, cho tới sợi thuỷ tinh. Mỗi loại nguyên liệu này lại cho chất âm khác nhau, tùy theo tính chất, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, gỗ nguyên thớ vẫn chính là loại vật liệu hoàn hảo nhất để làm nên những thùng loa chất lượng cao.

Trên đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn cặp loa karaoke phù hợp. Bài viết được tổng hợp dựa trên kiến thức thực tế và kinh nghiệm của An Việt Audio. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khi lựa chọn mua loa karaoke.

Nếu bạn vẫn chưa thể chọn cho mình cặp loa phù hợp thì có thể liên hệ trực tiếp với An Việt Audio theo số hotline 091.222.8333 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận
Đóng
 
Chat  
Hỗ trợ trực tuyến
+
.
×
×

Cart