091.222.8333 8:00 - 20:00

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÂM THANH VÀ VANG SỐ

Hôm nay An Việt Audio sẽ hướng dẫn các bạn cách chỉnh âm thanh các sản phẩm GAE Pro, sao cho chất lượng âm thanh luôn hay nhất, tốt nhất, đúng chuẩn RCF Italy.

I – Khái niệm cơ bản về 3 dải tần số âm thanh Bass – Mid – Treble

Khi nói về âm thanh, bạn thường nghe nhắc đến những khái niệm liên quan đến tần số âm thanh như Bass, Mid hoặc Treble (bát – mít – trép), đó là những từ được dùng để chỉ âm trầm, âm trung và âm cao. Vậy định nghĩa của chúng là gì?

Bản chất của âm thanh là các sóng dao động cơ học (thường xét trong môi trường không khí), và một trong những đơn vị cơ bản nhất của âm thanh chính là tần số. Tai người có khả năng nghe được dải tần số âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20kHz (sóng âm thanh dao động từ 20 đến 20.000 lần/giây).

Và để dễ xác định hơn thì người ta thường chia dải tần số từ 20Hz đến 20KHz này ra làm 3 “khoảng tần số” thấp – trung – và cao, đó chính là Bass – Mid – và Treble. Những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (nếu thấp hơn 20Hz) và siêu âm (nếu cao hơn 20kHz).

BASS: TẦN SỐ THẤP

Dải tần số Bass lại được chia nhỏ ra thành:

Low bass (Deep bass): ~ 20Hz – 80Hz

Bass: ~ 80Hz – 320Hz

Upper bass (High bass): ~ 320Hz – 500Hz

Bass là dải tần số thường bị đánh giá sai lệch nhiều nhất trong âm thanh. Người nghe thiếu kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của âm Bass. Khi nghe những dàn loa đang chơi “nhạc mạnh” với âm lượng lớn thì chưa chắc đó đã là Bass tốt. Một bộ loa có âm Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp (Bass xuống rất sâu) ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, âm Bass nghe tròn trịa, không bị rền, không có cảm giác âm Bass bị “kéo đuôi” (nghe bị ù).

Tuy nhiên đó là những định nghĩa về mặt lý thuyết, còn về sở thích thì mỗi người lại khác nhau và còn phụ thuộc cả vào thể loại âm thanh – âm nhạc đang trình diễn, không thể mặc định âm Bass như thế nào là “hay nhất” được. Ví dụ khi nghe nhạc Rock, nhạc Electronic thì Bass nghe phải chắc, gọn, dứt khoát và có lực nảy thì sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, nếu nghe nhạc Pop – Ballad, Country thì lại cần âm Bass trầm sâu một cách thật mềm mại và tinh tế… ?

MID : TẦN SỐ TRUNG

Mid là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng kêu của đa số loài động vật, những âm thanh trong sinh hoạt hàng ngày…), nên đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Một âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, mượt mà, độ chi tiết tốt và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu.

Low mid: ~ 500Hz – 1kHz

Mid: ~ 1kHz – 2kHz

High mid: ~ 2kHz – 6kHz

TREBLE: TẦN SỐ CAO

Có dải tần số âm thanh trải dài từ khoảng 6kHz đến 20kHz, âm Treble góp phần làm tăng độ chi tiết, tươi sáng, sắc bén của mọi âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống. Tiếng Treble “hay” sẽ không bị quá “bén” hoặc chói gắt, mà sẽ “thánh thót và trong vắt như pha lê”.

Do cấu tạo sinh học của lỗ tai và vùng não cảm nhận âm thanh, con người chỉ nghe được tới khoảng tần số 20kHz, nhưng theo nghiên cứu của những hãng âm thanh hàng đầu thế giới thì ở tần số siêu âm (cao hơn 20kHz) con người tuy không nghe được những vẫn “cảm nhận” được, góp phần làm gia tăng xúc cảm khi nghe nhạc. Do đó đã có khá nhiều nhà sản xuất tạo ra những chiếc loa có thể phát ra tần số cực cao (khoảng trên 30kHz) nhằm làm tăng “độ phiêu” của những thính giả khó tính.

II – KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VANG SỐ

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỈNH VÀ CÀI ĐẶT VANG SỐ CƠ BẢN

Dưới đây là một số các tính năng, một số kiến thức cơ bản về cài đặt thông số cơ bản cho vang số bằng máy tính, với nhiều Model vang số khác nhau thì sẽ có những chức năng khác nhau ở cách bổ trí của nhà thiết kế nhưng về cơ bản cách chỉnh vang số trên máy tính thì đều giống nhau ở các mục như Music, Mic, Effect, Main output…

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Music:

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Music

 

+ Music Input: Port 1 (cổng kết nổi có 2 cổng 1 và 2 ở mặt sau, ở đây ta chọn cổng 1).

+ Music HPF: OFF (cắt tần số thấp, thường để 40Hz).

+ LHP: 12db2 (chọn chân cắt cho HPF).

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Mic:

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Mic

+ Mic FBE: 1 (đây là phần chống hú, để mức 3 là mức chống hú nhiều nhất, để mức 1 chống hú ít nhất nhưng hay nhất).

+ Mic HPF: 25,3 Hz (cắt tần số thấp cho mic).

+ Limit Lever (đây là tính năng nén không cho mic vượt quá giới hạn cho phép), thường để 0dBu.

+ Attack Time: 45ms (thời gian nén cho Limiter).

+ Release Time: Altx8 (Thời gian nhả nén cho Limiter).

+ Limit Ratio: 4.0b (Ngưỡng nén và nhả).

+ Các tính năng trên cần Equalize như: Gain (độ nhạy to hay nhỏ), Q (chân của tần số to hay nhỏ, cái này ảnh hưởng rất nhiều tới tần số mình tăng hay giảm), Freq (đây là hiển thị tần số đã chọn), Type (cái này có 3 tính năng P, Ls, Hs: Trong đó P là tính năng Equalize, Ls là cắt tần số thấp, Hs là dùng để cắt tần số cao).

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Effect:

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Effect

+ Echo Level: +100 (độ to nhỏ của echo).

+ Echo Direct: +50 (độ rộng của echo, tính năng này nên để ở mức trên 50%).

+ Echo HPF: nên để nhỏ hơn 80Hz.

+ Echo LPF: nên để thấp hơn 20000Hz.

+ Echo Per Delay: 25 (độ trễ của echo khi mic được phát ra).

+ Echo Delay Time: 236 (thời gian lặp lại của echo).

+ Echo Repeat: 53% (mức độ lặp lại của echo).

+ Echo R CH Per Delay: 0% (echo trái).

+ Echo R CH Delay Time: 0% (echo phải).

+ Reverb Level: +50%.

+ Reverb Direct: +0%.

+ Reverb HPF: để lớn hơn 100Hz.

+ Reverb LPF: để nhỏ hơn 11000Hz.

+ Echo Per Delay: 20ms.

+ Reverb Time : 2625ms.

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Main Output:

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Main Output

+ Music Level: +100% (độ lớn của nhạc ra đường Main).

+ Direct Level: +100% (độ lớn của Mic ra đường Main).

+ Echo Level: +100% (độ lớn Echo ra đường Main).

+ Reverb Level: +100% (độ lớn của Reverb ra đường Main).

+ Limit Level: 14dBu.

+ Attack Time: 45ms.

+ Release Time: Atk x 8.

+ Limit Ratio: 4.

+ L CH Delay: 0ms (độ trễ của loa trái).

+ R CH Delay: 0ms (độ trễ của loa phải).

Chú ý: Góc dưới cùng bên phải của trình cài đặt có 4 ô lần lượt là Auto, Manual, Sing, Disco… ta bấm chọn Manual sau đó chọn Sing hoặc Disco tùy mục đích sử dụng (Sing để cho mục đích ca hát, karaoke… còn Disco để cho mục đích nghe nhạc, ví dụ như trong các bar…)

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Center Output:

+ Music Gain: +100%.

+ Direct Gain: +100%.

+ Echo Gain: +100%.

+ Reverb Gain: +100%.

+ Limit Level: 14dBu.

+ Attack Time: 45ms.

+ Release Time: Atk x 8.

+ Limit Ratio: 4.

+ HPF: OFF.

+ LPH: 12dB.

+ Delay: 0ms.

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Sub Output:

+ Music Gain: +200%.

+ Direct Gain: 0%.

+ Delay: 0 ms.

+ Limit Level: 14 dBu.

+ Attack Time: 45 ms.

+ Release Time: Atk x 8.

+ Limit Ratio: 4.

+ HPF: nên để lớn hơn 31 Hz.

+ HPF Q: 0.5 user 12db.

+ LPF: 300Hz.

+ LPFQ: khóa butterworth 24.

Chọn Manual rồi chọn Sing hoặc Disco tùy mục đích như đã nói ở phần trên.

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Sur Output:

+ Music Gain: 0%.

+ Direct Gain: 0%.

+ Echo Gain: 0%.

+ Reverb Gain: 0%.

+ Limit Level: 14dBu.

+ Attack Time: 45ms.

+ Release Time: Atk x 8.

+ Limit Ratio: 4.

+ HPF: OFF.

+ L CH Delay: 0ms.

+ R CH Delay: 0 ms.

Chọn Manual rồi chọn Sing hoặc Disco.

Tiếp theo đến mục Control:

Chức năng và các thông số cần quan tâm ở mục Control -> Volume Panel:

Volume Panel

+ Music Start: 35 (mức âm lượng của nhạc khi khởi động máy lên).

+ Mic Start: 24 (mức âm lượng của Mic khi khời động máy lên).

+ Effect Start: 22 (mức âm lượng của Echo khi động máy lên).

+ Music Limit: 75 (mức âm lượng cho phép tối đa của nhạc).

+ Effect Limit: 40 (mức âm lượng cho phép tối đa của Echo).

+ Mic Limit: 40 (mức âm lượng cho phép tối đa của Mic).

Sau khi đặt thông số xong, tại phần Auto Key Lock chọn Enable để người ngoài không chỉnh sửa bên ngoài làm thay đổi thông số đã cài đặt.

Control -> System Panel (lưu thông số đã cài đặt).

Sau khi cài đặt các thông số ưng ý ta sẽ lưu phần cài đặt lại để sau này gặp trường hợp tương tự chỉ việc mở thông số đã lưu sử dụng cho vang số cần cài đặt.

+ Tại Mode Name (điền tên muốn lưu cho phần cài đặt) -> Save In PC (lưu phần cài đặt vào máy tính).

+ Chọn phần cài đặt đã lưu trên máy -> Upload To Equipment (áp dụng phần cài đặt đã lưu trên máy tính cho vang số kết nối với máy tính)

III – CÁC DẠNG FEEDBACK ( RÚ RÍT) THƯỜNG GẶP

– Thường có 3 dải tần sinh ra rú rít ta cần quan tâm như sau:

+ Nếu bị tiếng ù thường do dải tần từ 120Hz – 140Hz.

+ Nếu bị rú thường do dải tần từ 1700Hz đến 2300Hz.

+ Nếu bị rít thường do dải tần từ 5700Hz đến 10000Hz.

Vậy nên tùy thuộc vào mức Feedback ờ từng dài tần nào mà ta cắt ở dìa tần đó cho phù hợp. Feedback xảy ra khi 1 dải tần số nào đó bị thừa trong phòng bắt vào míc và quay ra loa tạo thành 1 vòng tròn liên tục nên xảy ra hiện tượng như đã nêu trên.

Bình luận
Đóng
 
Chat  
Hỗ trợ trực tuyến
+
.
×
×

Cart